Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Thu âm với Adobe Audition

1. Cắm dây trên card sound

Trước khi thu âm, cần cắm các đầu cắm của Speaker, Mic, hoặc một số nguồn âm thanh khác lên card sound của máy tính.

 

Hình 1: Cách nối các thiết bị đến card sound
 
Trên card sound của máy tính thường có 3 lỗ cắm 1/8” (miniplug) là: Line-In, Line-Out; Mic. Đầu cắm của Speaker được cắm vào đường Line-Out, đầu cắm của Mic được cắm vào đường Mic, đầu cắm của các nguồn âm thanh khác được cắm vào đường Line-In.

2. Config trên Windows
Trên Windows cần phải cấu hình để có thể thu âm từ đường Line-In hay Mic của card sound. Chạy Volume Control trên Windows (có thể nhắp đúp vào biểu tượng loa, hoặc trên Windows XP, click Start => Programs => Accessories => Entertaiment => Volume Control)
 

Hình 2: Volume Control
 
Trong Volume Control trên Hình 2, click menu Options => Properties.
 
Hình 3: Properties của Volume Control
 
Trong hộp thoại Properties của Volume Control (Hình 3), chọn Recording, sau đó lựa chọn các volume control tương ứng (Mic Volume, Line-In), sau đó nhắp OK, xuất hiện cửa sổ các điều khiển của đường vào như hình 4.
 
Hình 4: Recording volume controls

Trong Hình 4, nếu muốn thu âm từ Mic, check vào ô Select của mục Mic volume. Nếu muốn thu âm từ đường Line-In, check vào ô Select của mục Line-In. 3. Sử dụng Audition 3.1 Trước khi sử dụng Audition Trong phần hướng dẫn này, audition sử dụng bản 2.0. Giao diện Audition như Hình 5.
 
Hình 5: Giao diện Audition – Edit Viewer
 
Trong Hình 5, cần biết rằng Audition có nhiều mode: Edit Viewer, Multitrack và CD. Việc thu âm được thực hiện ở mode Edit Viewer. Để chuyển sang mode này, nhắp vào biểu tượng Edit. - Nút thu âm là nút Record (nút có chẩm mầu đỏ) trên nhóm công cụ Transport. Theo dõi mức âm lượng của Mic (hoặc Line-In) trên thước Levels.
Hình 6: Bật chế độ theo dõi khi thu âm
 
Trước khi thu âm, cần chọn menu Options->Metering, chắc chắn rằng Monitor Record Level được check. Khi đó mức của tín hiệu đầu vào sẽ được hiển thị trên thước Levels
Hình 7: Thước Levels
 
Sau khi đã bật chế độ theo dõi việc thu âm, cần đọc thử vào Mic (trường hợp thu từ Mic) hoặc bật nguồn âm thanh (trường hợp thu từ Line-In) để theo dõi trên thước Levels xem âm lượng ở mức bao nhiêu. Nên thu âm lượng trong mức -6db đến 0. Cần căn chỉnh Mic, nguồn âm thanh, Volume Control để mức âm lượng đó trong khoảng chấp nhận được. Sau các bước trên, khi thu âm, nhắp nút Record trong nhóm Trasport (Hình 8)
Hình 8: Transport
 
Sau các bước trên, khi thu âm, nhắp nút Record trong nhóm Trasport (Hình 8)
 
Hình 9: New Waveform
 
Trong Hình 9, cần xác định các thông số Sample Rate, Channels, Resolution. Tuỳ vào yêu cầu của dạng file âm thanh cần thu mà chọn các thông số đó. Ví dụ đối với file tương tự như audio cd, có thể chọn các thông số: 44100; Stereo, 16-bit Sau bước này, việc thu âm bắt đầu. 3.2 Loại bỏ nhiễu nền (background noise) Khi thu âm, thường hay gặp nhiễu nền (background noise). Nhiễu nền có thể do chất lượng của nguồn vào không tốt (ví dụ như thu từ băng cũ) hoặc khi thu từ mic, cách âm của phòng không được tốt,...Trên waveform (hình 10) rất dễ nhận thấy nhiễu nền ở các đoạn có mức âm lượng thấp.
Hình 10: Lựa chọn nhiễu nền
 
Việc lọc nhiễu nền của một file âm thanh sau khi thu qua 2 bước sau: Bước 1: Lựa chọn 1 đoạn nhiễu nền để lấy mẫu Trên Hình 10, chọn đoạn nhiễu nền, sau đó click menu Effects->Restoration->Capture Noise Reduction Profile, có thể dùng tổ hợp phím tắt Alt +N (Xem Hình 11)
 
Hình 11: Sử dụng Capture Noise Reduction Profile
 
Sau khi lựa chọn Capture Noise Reduction Profile, xuất hiện thông báo như Hình 12.
 
Hình 12: Thông báo Capture Noise Reduction Profile
 
Trong Hình 12, nhắp OK để tiếp tục. Audition sẽ lấy mẫu của đoạn âm thanh được coi là nhiễu nền đó. Nếu lựa chọn đoạn âm thanh để lấy mẫu ngắn quá, sẽ có thông báo như Hình 13.
 
Hình 13: Thông báo lỗi khi lựa chọn đoạn âm thanh lấy mẫu quá ngắn
 
Trong trường hợp này cần lựa chọn lại đoạn lấy mẫu. Có thể sử dụng chức năng Zoom để lựa chọn đoạn âm thanh lấy mẫu nhiễu nền một cách chính xác. Bước 2: Sử dụng chức năng Noise Reduction Sau khi lấy mẫu đoạn âm thanh được coi là nhiễu nền, trên cửa sổ Main, lựa chọn toàn bộ file âm thanh cần loại bỏ nhiễu (hoặc lựa chọn 1 phần file âm thanh cần loại bỏ nhiễu), sau đó click menu Effects->Restoration->Noise Reduction (process) ... (xem Hình 14)
 
Hình 14: Noise Reduction
 
Trên hình 12, nhắp OK để xác nhận việc loại bỏ nhiễu (mà ta đã lấy mẫu ở trên). Xem Hình 15, so sánh với Hình 10 để đánh giá file âm thanh sau khi loại bỏ nhiễu nền.
 
Hình 15: File âm thanh sau khi loại bỏ nhiễu nền.
 

3.3 Một số chỉnh sửa cơ bản trên Audition Trước khi chỉnh sửa một file âm thanh, việc quan trọng nhất là lựa chọn (select) đúng đoạn âm thanh cần thiết. Cần chú ý đến các panel trên Edit View của Audition. Trong Hình 16, có thể thấy các panel được cần quan tâm là: Time; Zoom; Selection/View. Panel Time chỉ thời gian của con trỏ hiện thời trên Panel Main (vị trí của vạch mầu vàng). Panel Zoom có các chức năng để zoom file âm thanh theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Việc zoom này sẽ cho phép lựa chọn được đoạn âm thanh cần thiết một cách chính xác hơn. Panel Selection/View sẽ thể hiện các thông tin Begin-End-Length của đoạn âm thanh đang được select hoặc của cả đoạn âm thanh đang được View.

 
Hình 16: Các Panel trên Audition
 

Các tính năng chỉnh sửa cơ bản đối với file âm thanh là Cut, Copy, Paste. Các tính năng này được chọn từ menu Edit.

 
Hình 17: Cut, Copy, Paste
 

Khi lựa chọn được đúng vùng làm việc, ta sẽ sử dụng được các tính năng này tương đối dễ dàng. Thêm khoảng lặng (silence) Trước khi thêm khoảng lặng cho 1 đoạn âm thanh cần xác định vị trí để thêm khoảng lặng. Chú ý đến panel Section/View ở cột Begin của Selection để biết chính xác vị trí (về thời gian) của vị trí đó. Sau khi xác định được vị trí khoảng lặng, chọn menu Generate => Silence

 
Hình 18: Generate Silence
 

Trong hộp thoại Generate Silence, gõ thời gian (đơn vị là giây) vào Silence Time, sau đó nhắp OK. Một khoảng lặng sẽ được chèn vào file âm thanh tại vị trí vạch mầu vàng đó. Fade-In, Fade-Out Fade-In, Fade-Out đơn giản là làm cho 1 đoạn âm thanh được lựa chọn có âm lượng tăng lên dần dần hoặc giảm đi dần dần. Thông thường người ta dùng Fade-In ở đoạn đầu của 1 đoạn âm thanh, Fade-Out ở đoạn cuối của file âm thanh đó.

 
Hình 19: File âm thanh trước khi sử dụng Fade-In, Fade-Out
 

Trong Hình 19, lựa chọn 1 đoạn đầu của file âm thanh, sau đó click menu Favorite => Fade In. Sau đó chọn đoạn cuối của file âm thanh, click menu Favorite => Fade Out. Xem Hình 20 để biết kết quả sau khi sử dụng Fade-In, Fade-Out.

 
Hình 20: File âm thanh sau khi sử dụng Fade-In, Fade-Out
 

3.4 Mix Paste – Trộn âm thanh Tình huống sử dụng Mix Paste điển hình nhất là khi muốn lồng nhạc nền vào một lời đọc. Giả sử có file lời đọc file01.wav và file âm thanh nhạc nền file02.wav. Để trộn 2 file này, trước hết ta mở file01.wav.

 
Hình 21: File01.wav

Sau đó click menu Edit->Mix Paste. Xuất hiện hộp thoại Mix Paste (Hình 22)
 
Hình 22: Hộp thoại Mix Paste
 
Trong Hình 22, chắc chắn đã check vào Overlap (Mix), sau đó click vào Select File và lựa chọn file02.wav. Chú ý rằng mục Volume sẽ xác định % âm lượng của file02.wav đó. Nếu ta để 100% là giữ nguyên âm lượng như file02.wav gốc. Sau khi chọn file02.wav và các thuộc tính của nó, nhắp OK để xác nhận việc trộn. Xem Hình 23 để biết kết quả việc trộn 2 file.
 
Hình 23: Kết quả sau khi Mix Paste file01.wav và file02.wav
 
Trong Hình 23, phần lựa chọn mầu trắng chính là hình dạng của file02.wav mới Mix. Có thể nhận thấy các vấn đề sau: Thời gian 2 file không giống nhau nên đoạn đầu của file sau khi trộn sẽ chỉ có file01.wav. Để khắc phục điều này cần xác định chiều dài các file âm thanh cho hợp lý. Thông thường sẽ xác định thời gian của file02.wav (với giả thiết trên là nhạc nền) sẽ dài hơn file01.wav. Âm lượng của file02.wav trong file sau khi trộn lớn hơn file01.wav, như vậy nhạc nền sẽ nghe to hơn lời đọc. Để chỉnh sửa nó, có thể thay đổi giá trị Volume trong Hộp thoại Mix Paste (Hình 22) Với cách xác định thay đổi như trên công với hiệu ứng Fade-In, Fade_Out, ta sẽ có kết quả như Hình24
 
Hình 24: Kết quả sau khi Mix Paste file01.wav và file02.wav – mới

Trong Hình 24, file âm thanh sau khi trộn sẽ có 1 số đặc điểm khác với file âm thanh sau khi trộn ở Hình 23: Thời gian nhạc nền – file02.wav dài hơn lời đọc – file01.wav
Ở đoạn đầu, trước khi nghe lời đọc, ta sẽ được nghe nhạc nên to dần (Fade-In với file02.wav). Ở đoạn cuối, sau khi nghe hết lời đọc ta lại được nghe nhạc nên nhỏ dần (Fade-Out với file 02.wav). Âm lượng file nhạc nền nhỏ hơn file lời đọc nên nghe lời đọc rõ hơn.
















































































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét